Những bệnh theo mùa

Mùa xuân

Dị ứng phấn hoa

Nếu mắt bị ngứa, nước mũi chảy không ngừng thì có thể là dị ứng phấn hoa. Những dị ứng đối với các chủng loại phấn hoa đặc định (liễu sam, cây cối Bách (một loại thông) v.v.) gọi là dị ứng phấn hoa, ở Nhật có nhiều người mắc phải. Thuốc dành cho dị ứng phấn hoa có thể mua ở tiệm thuốc nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đến bác sỹ (bác sỹ khoa Tai – Mũi – Họng hoặc bác sỹ chuyên môn Dị ứng) để điều trị và kiểm tra dị ứng. Bạn có thể đeo khẩu trang mặt và đeo kính bảo hộ để làm giảm nhẹ triệu chứng dị ứng.

Mùa hè

Chứng sốc nhiệt

Mùa hè Nhật Bản nóng và độ ẩm rất cao, môi trường dễ bị bệnh say nắng hay chứng sốc nhiệt. Đặc biệt, trẻ em và người già cần lưu ý. Thường có triệu chứng bệnh như đau đầu, muốn nôn ói, chóng mặt v.v. nhưng trường hợp nặng thì có khi mất ý thức. Khi vận động dưới trời nắng nóng hoặc phải ra ngoài trời thời gian dài, từ phòng mát ra bên ngoài nóng thình lình v.v. thì bạn dễ bị phát chứng bệnh này. Bổ sung nước thường xuyên và tùy trường hợp mà bổ sung chất muối thì có hiệu quả.

Sốt xuất huyết Dengue

Cho đến nay, ở Nhật hầu như không có trường hợp phát bệnh nào nhưng năm 2014, đã được xác định ở một vài khu vực. Truyền nhiễm qua muỗi làm trung gian. Sốt cao và có những cơn đau khớp dữ dội. Do không có vắc-xin phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue hiệu quả nên phương pháp phòng lây nhiễm tốt nhất là tránh muỗi. Thuốc xịt lên da để chống côn trùng thì hiệu quả.

Mùa đông

Cúm

Cảm và cúm phổ biến trong mùa đông. Đặc biệt, ở các vùng đô thị, việc lây nhiễm dễ lan rộng. Các loại thuốc căn bản có thể mua được ở cửa hàng tiện lợi và tiệm thuốc nhưng những loại này thường có khả năng yếu hơn các loại được bán ở Âu – Mỹ. Nếu tình trạng của bạn trầm trọng, chúng tôi khuyên bạn nên đến khám ở bệnh viện. Tại nhiều công ty và trường học, khi bị bệnh cúm thì được chỉ thị không ra ngoài để phòng chống việc phát tán virus. Khi nhất định phải ra ngoài, vui lòng đeo khẩu trang. Bạn có thể mua vắc-xin cúm từ mùa thu, nên chích ngừa hàng năm để phòng bệnh.

Norovirus

Norovirus là loại virus phổ biến nhất trong mùa đông, gây nôn mửa và tiêu chảy, sốt. Sau khi phát bệnh, triệu chứng bệnh kéo dài khoảng 1 tuần. Để chống tình trạng mất nước, việc bổ sung nước rất quan trọng. Để phòng bệnh, rửa tay kỹ bằng xà phòng, sát trùng tay bằng ancol rất có hiệu quả. Các loại nghêu sò ốc hến thì cần phải nấu chín thật kỹ. Các dụng cụ nhà bếp thì nên rửa sạch bằng ancol và nước nóng.